SƠ CHẾ CẦN BIẾT

Những sai lầm khi sơ chế thực phẩm

Có những thao tác tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu bạn không để ý, rất có thể, bạn đã làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng thực phẩm.

Thái rau rồi mới rửa

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng cho biết: Thông thường, các bà nội trợ vẫn hay làm sạch rau, thái sẵn, sau đó mới cho rau vào chậu để rửa sạch. Rau càng cắt nhỏ (như cải, mổng tơi…) hoặc vò nát (rau ngót) khi rửa nước càng xanh thì vitamin trong rau càng mất nhiều.
Cách tốt nhất, chỉ sơ chế rau qua (nhặt bỏ lá úa, gốc) sau đó rửa cả tàu, cuống dưới vòi nước vài ba lần. Khi đã rửa sạch thì mới cắt nhỏ rau.

Gọt vỏ rồi thì không cần rửa

Đó cũng là quan niệm khá sai lầm. Những quả như cam, đu đủ, lê, táo, dưa hấu… khi thu hái và trong quá trình vận chuyển, chúng tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn. TS Hoàng Thị Lệ Hằng, phó chủ nhiệm bộ môn Bảo quản - Chế biến, Viện Nghiên cứu rau quả cho biết, vi khuẩn từ vỏ có thể sẽ nhiễm vào ruột qua dao.

Thậm chí tay người cũng là môi trường truyền vi khuẩn nếu không được rửa sạch trước khi gọt. Cách tốt nhất, hãy rửa quả trước khi ăn, mặc dù biết trước vẫn phải gọt vỏ nhằm hạn chế tối đa sự nhiễm khuẩn.

Không cần rửa tay khi chế biến thực phẩm

Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều thứ nhất nên có thể nói, chúng cũng được xếp vào nhóm bẩn nhất. Trong chiến dịch “Bàn tay sạch cứu mạng sống” vừa qua do Tổ chức Y tế thế giới phát động, TS Nguyễn Huy Nga Cục trưởng Cục Y tế dự phòng về thói quen không rửa tay của người Việt Nam.
Đặc biệt, việc “khuất mắt trông coi” khi chế biến thức ăn đã vô tình “nhồi” thêm vi khuẩn vào cùng bữa cơm nhà bạn. Các chuyên gia cảnh báo, đối với rau, củ, quả, nguy cơ gây bệnh thường là nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, chất bảo quản, trứng giun. Với thịt là nguy cơ nhiễm một số loại vi khuẩn, virus.

Thậm chí, nếu chỉ rửa tay mỗi khi chuyển từ loại nguyên liệu này sang loại nguyên liệu khác thì vô tình bạn đã biến đôi bàn tay mình trở thành phương tiện để lan truyền mầm bệnh, gây ra hiện tượng lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm.

Sữa pha nước càng sôi càng tốt

Nhiều người cho rằng, nước nóng có tác dụng hoà tan tốt nên đã đun nước vừa sôi sùng sục trên bếp đổ thẳng vào sữa. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, với cách pha này, một số vi chất trong sữa sẽ mất đi, thậm chí là biến thái thành những chất không tốt cho cơ thể. Chúng ta nên biết, sữa bột, sữa đặc có đường là những sản phẩm đã được chế biến qua nhiều khâu, sau đó người ta cô đặc, hoặc chế biến thành bột tuỳ theo định dạng sản phẩm.

Như vậy, chúng đã là những thực phẩm chế biến có thể dùng ngay nên chỉ cần hoà sữa với nước ấm (khoảng 40-500C), là sữa bột đã hoàn toàn được hoà tan. Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, khi pha sữa cho bé, người lớn không nên thử độ nóng bằng miệng mình mà nhỏ vài giọt lên mu bàn tay để thử độ ấm. Cách này vừa trách lây bệnh cho bé (có thể gặp ở khoang miệng của người lớn) mà vẫn biết nhiệt độ sữa đã thích hợp cho bé bú chưa.

About Unknown

0 Nhận Xét:

Post a Comment

Powered by Blogger.